Sở trường và sở đoản là hai câu hỏi phổ biến được các nhà tuyển dụng đưa ra trong quá trình phỏng vấn ứng viên xin việc. Vậy bạn đã biết khái niệm cụ thể giữa sở trường và sở đoản là gì hay chưa? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về hai vấn đề này, đặc biệt là sở đoản.
Nếu sở trường được hiểu là những gì thuộc về thế mạnh, là những điểm tích cực mà con người may mắn sở hữu được. Đây là một khái niệm khá đơn giản mà dường như bất kỳ ai khi nhắc đến hai từ “sở trường” đều có được những hình dung khá chính xác. Tuy nhiên, đối với 2 từ “sở đoản” mọi người cảm thấy khá mơ hồ để có thể đưa ra những định nghĩ về nó, vì nếu nó không được nhắc đến cùng với từ sở trường thì phần lớn mọi người đều khó nhận biết được ý nghĩa thật sự của sở đoản là gì?
1. Sở đoản là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản 2016, sở đoản được định nghĩa là điểm yếu, chỗ kém của một người. Hay nói cách khác, sở đoản được hiểu là những yếu điểm, những điều hạn chế nhất định mà con người cần phải được cải thiện. Nhìn chung sở đoản chỉ là những điểm yếu nhất thời, nên chúng ta vẫn có thể hạn chế nó nếu như dành thời gian để cố gắng luyện tập tích cực.
Ví dụ, bạn là một người không giỏi thể thao hay chạy bộ như nhiều người khác nhưng chỉ cần bạn cố gắng chăm chỉ đi bộ mỗi ngày, ban đầu đi với tốc độ chậm và quãng đường ngắn. Tiếp theo, bạn sẽ chuyển sang tốc độ nhanh hơn và đi những đoạn đường dài gấp 2, 3 lần đoạn đường lúc trước, dần dần bạn sẽ quen với việc đi bộ và cơ thể bạn từ đó cũng sẽ có những chuyển biến tốt hơn. Sự nỗ lực rèn luyện của thể biến một sở đoản trở thành sở trường khiến bạn phải tự hào hơn về bản thân mình.
2. Cách xác định sở trường và sở đoản
Hầu như, mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Những điểm mạnh luôn hỗ trợ chúng ta làm việc thuận lợi hơn rất nhiều, còn điểm yếu thì tạo ra những rào cản hạn chế nhất định cản trở chúng ta đi đến con đường thành công nhanh chóng. Tuy nhiên, giữa điểm mạnh và điểm yếu luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên những động lực giúp con người phát triển một cách toàn diện hơn.
Chính vì thế, việc xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là một điều rất quan trọng để biết được đâu mới là lợi thế mà bạn cần phát huy và đâu là điểm mà bạn cần cải thiện càng sớm càng tốt để giúp ích cho công việc trong tương lai. Dưới đây, là một số cách giúp bạn tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình (hay nói cách khác là sở trường và sở đoản) mà chúng tôi đã đúc kết lại, bao gồm:
– Nhờ đến sự nhận xét của người thân: Để có được sự đánh giá khách quan từ những người bên ngoài, cách tốt nhất bạn nên nhờ đến những người thân trong gia đình, cha mẹ, thầy cô hoặc bạn bè thân thiết. Chắc chắn khi tiếp xúc với bạn thường xuyên học sẽ có những nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu mà bạn có. Bạn có thể làm một cuộc khảo sát nho nhỏ về bản thân mình cho những người thân đánh giá và từ đó bạn có thể biết được trong suy nghĩ mọi người bạn ưu tú về mặt nào nhất, và hạn chế ở điều gì?
– Tham gia các buổi chuyên đề hướng nghiệp: Đây là cách làm mà nhiều bạn trẻ lựa chọn ngày nay, tại các diễn thuyết hay hội nghị chuyên đề các bạn không chỉ được các chuyên gia chia sẻ về việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân phù hợp với ngành nghề nào. Song song đó, bạn cũng có cơ hội đánh giá bản thân thông qua các bài test tính cách…Những điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn hiểu về bản thân mình hơn, từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai.
– Tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân: Điều này vô cùng cần thiết nếu bạn muốn biết được mình sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu nào. Sự thật thì chẳng ai có thể hiểu rõ bản thân bạn bằng chính bạn được. Chính vì thế hãy hỏi bản thân “Điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất? Công việc mà bạn yêu thích là gì? Bạn có thể làm điều gì đó mà không cảm thấy chán nản trong suốt thời gian dài? Niềm đam mê của bạn là gì? Bạn nghĩ mình không thể làm được điều gì? Bạn đang sợ hãi điều gì trong tương lai?…” Những câu hỏi đó có thể sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về những ưu và khuyết mà bản thân có được.
– Đánh giá bản thân qua mỗi công việc: Khi hoàn thành những công việc khác nhau bạn nên có một bảng đánh giá cụ thể, thử xem bản thân đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm công việc. Qua đó, bạn sẽ rút được kinh nghiệm đâu là việc mình làm tốt nhất và đâu là điều mà bản thân bạn chưa hoàn thành được.
Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này bạn đã có được câu trả lời cụ thể nhất cho câu hỏi “sở đoản là gì?” Và bên cạnh đó, bạn cũng có thêm những phương pháp hữu ích giúp bản thân tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu chính xác nhất.