Design concept là gì? Các bước cơ bản để Design concept

Design concept hiệu quả giúp cho thành quả sản phẩm được rõ ràng, đúng với mục tiêu đề ra. Vì thế, Design concept đóng vai trò là nền tảng để xây dựng sản phẩm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Design concept là gì, tầm quan trọng của Design concept và các bước cơ bản để Design concept.

Design concept là gì?

Design concept là cơ sở, nền tảng để xây dựng sản phẩm. Một Design concept bao gồm moodboard (bảng tâm trạng), bản phác thảo thô, những ý tưởng, hình ảnh và đôi khi có cả văn bản để tăng thêm giá trị cho bản thiết kế cuối cùng của sản phẩm.

Mục đích của Design concept là giúp các designer và nhà phát triển hình dung sản phẩm sẽ trông như thế nào và thành quả đó sẽ mang lại lợi ích, giá trị gì cho khách hàng. Không những thế, Design concept là động lực và niềm tin cho designer cảm thấy đây là dự án đáng để đầu tư và bỏ công sức xây dựng.

Design concept thể hiện được rõ ràng mục tiêu cốt lõi của sản phẩm và là hướng dẫn thiết kế. Để thành công đạt được mục tiêu Design concept, các designer phải hiểu rõ vấn đề, xác định được khách hàng mục tiêu, kỳ vọng của các bên và sở hữu tính thẩm mỹ ở nhiều góc nhìn khác nhau.

Tầm quan trọng của Design concept

Design concept đóng vai trò là khởi đầu của quá trình lên ý tưởng, xác định định hướng của designer. Dành thời gian đầu tư vào Design concept sẽ giúp giảm nguy cơ thất bại, giúp đội nhóm hiểu rõ ý tưởng và công việc đang làm. 

Một Design concept qua loa, không được chú trọng hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân của một sản phẩm có thành quả không hoàn chỉnh. Điều này còn liên quan mật thiết đến trải nghiệm của người dùng, danh tiếng thương hiệu, doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tạo nên một sản phẩm mới luôn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều phòng ban. Một Design concept được tạo ra mới cảm xúc, phong cách rõ ràng, mang tính hợp lý, bền vững sẽ hỗ trợ công việc cho các đội nhóm khác như UI/UX designer.

Các bước cơ bản để Design concept

1.   Xác định vấn đề

Bước đầu tiên để tạo ra một Design concept chính là mục tiêu cần thực hiện và vấn đề cần giải quyết. Điều này sẽ giúp bạn làm rõ được những vấn đề xoay quanh sản phẩm và tìm ra giải pháp cho chúng, đồng thời xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu cần hướng tới.

2.   Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh

Đây là bước không thể thiếu khi bạn xây dựng Design concept. Mục đích của bước này là xác định ý tưởng độc đáo, sáng tạo hơn cho sản phẩm. Những ý tưởng mới được mang đến thị trường hoặc các thay đổi bạn thực hiện trên sản phẩm phải tạo nên sự bắt mắt, mới lạ hơn nhưng vẫn phù hợp và thân thiện với người tiêu dùng.

Hãy thực hiện nghiên cứu xu hướng trên thị trường hiện tại, phân tích sản phẩm và tìm hiểu những sai lầm của đối thủ cạnh tranh trong quá khứ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khảo sát với người tiêu dùng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của họ về sản phẩm.

3.   Thể hiện Design concept bằng hình ảnh và văn bản

Ở bước này liên quan đến cách bạn trình bày Design concept, hãy đảm bảo rằng chúng được thể hiện một cách đơn giản nhưng vẫn đầy đủ thông tin để bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Các yếu tố bạn cần chú trọng gồm bản phác thảo, sơ đồ, hệ thống phân cấp, bố cục… , những thứ giúp thể hiện hành trình của người dùng và cách họ tương tác với sản phẩm.

4.   Tìm kiếm nguồn cảm hứng và lắng nghe phản hồi

Tiếp theo, bạn hãy nghiên cứu tài liệu tham khảo để tìm thêm cảm hứng và lên ý tưởng mới. Từ đó, phát triển sản phẩm hiện tại trở nên nổi bật, tốt hơn sản phẩm hiện tại. Ngoài ra, những góp ý, phản hồi của người khác về Design concept cũng có thể giúp bạn cải thiện quá trình nhanh chóng.

5.   Kiểm tra lại Design concept

Cuối cùng, hãy xem xét và đánh giá lại Design concept, loại bỏ những thông tin không cần thiết hoặc bị lặp lại để nâng cao chất lượng. Đôi khi, một số ý tưởng không phù hợp với các kỹ năng và nguồn lực sẵn có. Vì vậy, bước này phải diễn ra trước khi quá trình phát triển sản phẩm bắt đầu để tránh lãng phí thời gian và công sức.