Liên thông là gì? Cập nhật thông tin mới nhất

Chắc hẳn có nhiều bạn hiểu một phần nôm na liên thông là gì. Đây là từ khá quen thuộc dành cho những ai muốn nâng cấp bằng để có đầy đủ chuyên môn phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, việc liên thông có khá nhiều quy định mà chúng ta cần biết để làm thông tin tham khảo. Những ai chưa hiểu rõ vấn đề này một cách chính xác thì hãy xem qua bài viết sau nhé!

Liên thông là gì? Điều kiện để liên thông

Liên thông là hình thức đào tạo để lấy bằng Đại học, Cao đẳng dành cho các thí sinh thuộc hệ Trung cấp hoặc Cao đẳng. Với mục đích nâng cao chuyên môn, kỹ năng và bậc lương tạo cơ hội cho nhiều người phát triển bản thân trong công việc. Đây là một trong 3 hình thức đào tạo đã được Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện ở một số trường Đại học trên cả nước.

Để đáp ứng điều kiện liên thông các thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo có thể tham gia kỳ thi liên thông lên Đại học. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp sẽ không bị giới hạn về xếp loại cũng như  chuyên môn. Các môn thi bao gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành.

Hiện nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT có 3 hình thức đào tạo liên thông: Hệ Chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa. Bên cạnh đó, các thí sinh muốn liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, Cao đẳng lên Đại học thì phải đạt loại khá trở lên. Nếu tốt nghiệp loại trung bình sẽ phải mất ít nhất 1 năm làm việc chuyên môn mới được liên thông.

Những người từ Trung cấp muốn liên thông lên Đại học phải có ít nhất 3 năm làm việc chuyên môn mới được liên thông. Ngoài ra, đối tượng liên thông còn là những người có bằng Cao đẳng, Trung cấp được đào ở nước ngoài theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thông tin cần biết về đào tạo liên thông

– Thời gian đào tạo: Từ 1,5-2 năm đối với bằng Trung cấp liên thông lên Cao đẳng cùng ngành đào tạo. Từ 2,5-4 năm đối với bằng Trung cấp liên thông lên Đại học cùng ngành đào tạo. Từ 1,5-2 năm đối với bằng Cao đẳng liên thông lên Đại Học cùng ngành đào tạo.


– Liên thông khác ngành đào tạo: Những ai muốn liên thông khác ngành đào tạo nhưng cùng khối ngành thì phải học một lượng kiến thức bổ sung mới đủ trình độ để dự thi liên thông. Các môn cần học do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

– Văn bằng tốt nghiệp: Các thí sinh sẽ được cấp bằng theo 2 hình thức: hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm. Trong đó, học chính quy là học ban ngày và liên tục tại trường, thực hiện các Quy chế về tuyển sinh.

Hiện nay, hình thức đào tạo liên thông với các trường quốc tế được các trường Đại học đang tích cực triển khai. Chương trình tuyển sinh thu hút nhiều bạn trẻ trong đó phải kể đến Học viện Tài chính liên kết với Đại học Gloucestershire để lấy bằng Anh quốc với 2 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán. Hoặc trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, trường Cao đẳng Việt Mỹ liên kết với Đại học Lincoln (Hoa Kỳ).

Có nên liên thông đại học?

Liên thông lên Cao đẳng, Đại học là việc làm mang lại cho các bạn nhiều lợi ích Trong đó, có 2 lợi ích tiêu biểu đó là nâng cao chuyên môn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Về mặt chuyên môn: Đối với các bạn không đủ năng lực để thi Đại học thì có thể học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng vừa với sức học của mình sẽ nhẹ nhàng hơn về mặt kiến thức. Sau đó chúng ta có thể liên thông lên Đại học để nâng cao chuyên môn. Đối với những bạn học Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề các bạn cũng có thể liên thông lên cấp học cao hơn để bổ sung kiến thức, chuyên môn.

Cơ hội thăng tiến: Việc nâng cấp bằng thường xuyên diễn ra đối với cán bộ, công chức nhà nước vì bậc lương cũng như cơ hội thăng tiến dựa trên bằng cấp theo quy định của nhà nước. Do đó, liên thông là hình thức bắt buộc được nhiều người chọn lựa.

Ngoài việc tìm hiểu liên thông là gì, các bạn cần biết rõ các thông tin liên quan đến việc đào tạo liên thông của các trường để biết cách dự tuyển chính xác. Hiện nay, hình thức liên thông ngày càng đa dạng phù hợp với những bạn vừa học vừa làm. Qua đó, giúp chúng ta nâng cao vị trí và còn nhiều điều kiện phát triển khác.