Nhân viên IT là gì? Tố chất cần có của một nhân viên IT là gì?

IT (International Technology) được hiểu là công nghệ thông tin, là một trong những ngành nghề năng động và cần một nguồn lực nhân sự rất lớn hiện nay. Nếu bạn yêu thích và đam mê công nghệ thì có thể lựa chọn để làm việc trong lĩnh vực này. Vậy nhân viên IT là gì? Những tố chất cần có của một nhân viên IT?

Nhân viên IT là gì?

Nhân viên IT là những người chịu trách nhiệm kiểm soát và duy trì hoạt động của hệ thống máy tính. Cụ thể, nhân viên IT sẽ quản lý dữ  liệu, thu thập thông tin và khắc phục những lỗi liên quan đến phần mềm máy tính và hệ thống mạng. Từ đó tối ưu được hệ thống phần mềm và máy tính trong doanh nghiệp.

Tố chất của một nhân viên IT là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nhân viên IT phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Bởi khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ thường xuyên khắc phục và giải quyết vấn đề khi hệ thống máy tính hay phần mềm bị lỗi. Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách suôn sẻ theo đúng khuôn khổ.

Do vậy, để trở thành một nhân viên IT chuyên nghiệp, bạn phải học tập và trau dồi kỹ năng này thường xuyên. Không chỉ nhân viên IT mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.

Kỹ năng phát triển thuật toán

Đây là một trong những kỹ năng chuyên môn mà bắt buộc nhân viên IT phải thành thạo. Kỹ năng phát triển thuật toán giúp bạn quản lý và kiểm soát hiệu quả một hệ thống dữ liệu lớn. Việc thiết kế và phát triển được những thuật toán mới sẽ giúp máy tính làm việc một cách hiệu quả, từ đó tối ưu được hiệu suất làm việc cho cả doanh nghiệp.

Để có được kỹ năng này, bạn cần phải học tập từ trường lớp, bạn bè, đồng nghiệp. Đồng thời, bạn phải tự giác học hỏi và tìm tòi những thuật toán mới.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng cần thiết không chỉ riêng cho nhân viên IT mà đối với tất cả những công việc khác. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn dễ dàng trao đổi thông tin và báo cáo kế hoạch với cấp trên của mình. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên giao tiếp với đồng nghiệp để học hỏi và trao đổi kiến thức trong công việc.

Không chỉ giao tiếp tốt, bạn cần có kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Kỹ năng này có thể giúp nhân viên IT hiểu được những gì đồng nghiệp trình bày.

Tính linh hoạt trong công việc

Có thể thấy rằng, công việc IT đòi hỏi mỗi nhân viên phải có tính linh hoạt. Bởi các sự cố, lỗi hệ thống thường xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, nhân viên IT phải linh hoạt và giải quyết vấn đề một cách sớm nhất. Nếu một công ty có nhiều chi nhánh, bạn phải linh hoạt trong việc di chuyển, có thể đáp ứng công việc mọi lúc mọi nơi mà không ngại khó khăn. Linh hoạt trong công việc là một trong những tố chất mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn nhân viên IT có được.

Thành thạo tiếng Anh

Thành thạo tiếng Anh là một trong những lợi thế khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên IT. Bởi để trở thành một nhân viên IT giỏi, bạn phải thường xuyên tham khảo và đọc hiểu các tài liệu nước ngoài về các phần mềm mới, viết code… Khi đọc các tài liệu nước ngoài, bạn mới cập nhật được những xu hướng về công nghệ mới trên thế giới và ứng dụng vào công việc của mình.

Bên cạnh đó, thành thạo tiếng Anh sẽ cho bạn một cơ hội rộng mở để làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia. Điều này giúp bạn dễ dàng giao tiếp và trao đổi với sếp, đồng nghiệp.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được nhân viên IT là gì và những tố chất mà một nhân viên IT giỏi cần phải có. Đây là một ngành nghề có mức lương khá cao và nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Nếu bạn yêu thích công việc IT, vậy thì ngay từ bây giờ hãy học tập và trau dồi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng để có thể phát triển công việc của mình trong tương lai.

Sư phạm mầm non thi khối nào?

Giáo viên mầm non là một trong những ngành nghề quan trọng vì bạn là những người thầy đầu tiên nuôi dưỡng và giảng dạy trẻ. Để trở thành một giáo viên mầm non giỏi bạn phải yêu trẻ con và có rất nhiều kỹ năng liên quan đến việc giáo dục trẻ. Nếu bạn yêu thích trẻ con, thì có thể tìm hiểu và lựa chọn công việc này. Vậy sư phạm mầm non thi khối nào?

Sư phạm mầm non thi khối nào?

Hiện nay, trong cả nước có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo sư phạm mầm non. Để thi vào ngành này bắt buộc bạn phải có bằng tốt nghiệp THPT. Sư phạm mầm non bao gồm 2 khối thi là khối C (Văn, Sử , Địa) và khối M (Toán, Văn, Năng khiếu), môn năng khiếu bao gồm đọc, kể chuyện, hát, múa…

Bên cạnh kiến thức để thi các môn trên, ngành sư phạm mầm non đòi hỏi bạn phải có những tố chất như yêu trẻ em, chịu khó, gọn gàng, nhanh nhẹn, biết nấu ăn…

Giáo viên mầm non cần những kỹ năng gì?

Chăm sóc trẻ em

Biết cách chăm sóc trẻ em là một kỹ năng không thể thiếu ở bất kỳ giáo viên mầm non nào. Công việc này thật sự không hề đơn giản bởi mỗi bé sẽ có những tính cách hoàn toàn riêng biệt. Các cô giáo phải biết cách cho bé ăn, chăm bé ngủ, học và chơi cùng bé. Chưa kể đến việc, các bé nhỏ rất hiếu động và thường xuyên đùa nghịch.

Kỹ năng giao tiếp với trẻ

Làm sao để giao tiếp với trẻ một cách tốt nhất? Làm sao để trẻ luôn vâng lời? Tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp với trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ khóc và đòi bố mẹ, giáo viên mầm non phải giao tiếp làm sao để các bé không còn khóc và tham gia vào các hoạt động trong lớp học.

Bên cạnh đó, giáo viên phải biết cách động viên, khuyến khích trẻ tự do học hỏi và tìm tòi mọi thứ. Bạn sẽ làm mẫu để các bé bắt chước và học hỏi những câu giao tiếp hàng ngày như chào tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi…

Kỹ năng tổ chức các trò chơi

Vui chơi mỗi ngày là một trong những hoạt động không thể thiếu của các bé, bất kể là ở lứa tuổi nào. Do đó, bên cạnh việc giảng dạy, giáo viên mầm non phải thường xuyên tổ chức các trò chơi trong lớp học. Thông qua các trò chơi, giáo viên có thể lồng ghép vào các bài học cuộc sống hoặc cung cấp những kiến thức xã hội cho các bé.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non phải biết cách khuyến khích trẻ nhỏ tham gia trò chơi. Vì không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc chơi trò chơi mà bạn tổ chức.

Kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi

Kỹ năng sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi mới là một trong những yếu tố mà giáo viên mầm non phải có. Chẳng hạn, giáo viên có thể chế tạo đồ dùng từ nguyên liệu có sẵn hoặc đồ phế thải như tre, ống hút, giấy đã qua sử dụng… Có đồ chơi, đồ dùng học tập mới sẽ giúp các bé hứng thú hơn trong việc chơi và học tại lớp.

Kỹ năng sơ cứu y tế cho trẻ

Sơ cứu cho trẻ em trong những trường hợp cấp thiết là một kỹ năng rất quan trọng. Hiện nay, các bệnh viện trong cả nước đã triển khai nhiều lớp học kỹ năng sơ cứu cho giáo viên mầm non. Nhằm giúp giáo viên trang bị đầy đủ kiến thức để ứng cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn.

Kỹ năng giao tiếp với phụ huynh

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp với trẻ, để làm nghề tốt giáo viên mầm non phải biết cách giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp. Từ đó, giáo viên có thể trò chuyện với phụ huynh và có cách nuôi dạy bé tốt nhất. Giáo viên có thể liên lạc thường xuyên và duy trì mối quan hệ với phụ huynh thông qua mạng xã hội, điện thoại…

Sư phạm mầm non thi khối nào? Bài viết trên đã chia sẻ thông tin chi tiết cho bạn. Đây là một công việc không đơn giản vì đòi hỏi bạn phải có năng khiếu hát, múa và nhiều kỹ năng liên quan đến trẻ em. Nếu bạn yêu thích công việc này, thì đừng quên rèn luyện kỹ năng cần thiết và cách chăm sóc trẻ con để trở thành một giáo viên mầm non giỏi nhé.

Liên thông là gì? Cập nhật thông tin mới nhất

Chắc hẳn có nhiều bạn hiểu một phần nôm na liên thông là gì. Đây là từ khá quen thuộc dành cho những ai muốn nâng cấp bằng để có đầy đủ chuyên môn phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, việc liên thông có khá nhiều quy định mà chúng ta cần biết để làm thông tin tham khảo. Những ai chưa hiểu rõ vấn đề này một cách chính xác thì hãy xem qua bài viết sau nhé!

Liên thông là gì? Điều kiện để liên thông

Liên thông là hình thức đào tạo để lấy bằng Đại học, Cao đẳng dành cho các thí sinh thuộc hệ Trung cấp hoặc Cao đẳng. Với mục đích nâng cao chuyên môn, kỹ năng và bậc lương tạo cơ hội cho nhiều người phát triển bản thân trong công việc. Đây là một trong 3 hình thức đào tạo đã được Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện ở một số trường Đại học trên cả nước.

Để đáp ứng điều kiện liên thông các thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo có thể tham gia kỳ thi liên thông lên Đại học. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp sẽ không bị giới hạn về xếp loại cũng như  chuyên môn. Các môn thi bao gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành.

Hiện nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT có 3 hình thức đào tạo liên thông: Hệ Chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa. Bên cạnh đó, các thí sinh muốn liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, Cao đẳng lên Đại học thì phải đạt loại khá trở lên. Nếu tốt nghiệp loại trung bình sẽ phải mất ít nhất 1 năm làm việc chuyên môn mới được liên thông.

Những người từ Trung cấp muốn liên thông lên Đại học phải có ít nhất 3 năm làm việc chuyên môn mới được liên thông. Ngoài ra, đối tượng liên thông còn là những người có bằng Cao đẳng, Trung cấp được đào ở nước ngoài theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thông tin cần biết về đào tạo liên thông

– Thời gian đào tạo: Từ 1,5-2 năm đối với bằng Trung cấp liên thông lên Cao đẳng cùng ngành đào tạo. Từ 2,5-4 năm đối với bằng Trung cấp liên thông lên Đại học cùng ngành đào tạo. Từ 1,5-2 năm đối với bằng Cao đẳng liên thông lên Đại Học cùng ngành đào tạo.


– Liên thông khác ngành đào tạo: Những ai muốn liên thông khác ngành đào tạo nhưng cùng khối ngành thì phải học một lượng kiến thức bổ sung mới đủ trình độ để dự thi liên thông. Các môn cần học do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

– Văn bằng tốt nghiệp: Các thí sinh sẽ được cấp bằng theo 2 hình thức: hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm. Trong đó, học chính quy là học ban ngày và liên tục tại trường, thực hiện các Quy chế về tuyển sinh.

Hiện nay, hình thức đào tạo liên thông với các trường quốc tế được các trường Đại học đang tích cực triển khai. Chương trình tuyển sinh thu hút nhiều bạn trẻ trong đó phải kể đến Học viện Tài chính liên kết với Đại học Gloucestershire để lấy bằng Anh quốc với 2 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán. Hoặc trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, trường Cao đẳng Việt Mỹ liên kết với Đại học Lincoln (Hoa Kỳ).

Có nên liên thông đại học?

Liên thông lên Cao đẳng, Đại học là việc làm mang lại cho các bạn nhiều lợi ích Trong đó, có 2 lợi ích tiêu biểu đó là nâng cao chuyên môn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Về mặt chuyên môn: Đối với các bạn không đủ năng lực để thi Đại học thì có thể học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng vừa với sức học của mình sẽ nhẹ nhàng hơn về mặt kiến thức. Sau đó chúng ta có thể liên thông lên Đại học để nâng cao chuyên môn. Đối với những bạn học Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề các bạn cũng có thể liên thông lên cấp học cao hơn để bổ sung kiến thức, chuyên môn.

Cơ hội thăng tiến: Việc nâng cấp bằng thường xuyên diễn ra đối với cán bộ, công chức nhà nước vì bậc lương cũng như cơ hội thăng tiến dựa trên bằng cấp theo quy định của nhà nước. Do đó, liên thông là hình thức bắt buộc được nhiều người chọn lựa.

Ngoài việc tìm hiểu liên thông là gì, các bạn cần biết rõ các thông tin liên quan đến việc đào tạo liên thông của các trường để biết cách dự tuyển chính xác. Hiện nay, hình thức liên thông ngày càng đa dạng phù hợp với những bạn vừa học vừa làm. Qua đó, giúp chúng ta nâng cao vị trí và còn nhiều điều kiện phát triển khác.

Học văn bằng 2 có lợi ích như thế nào?

Văn bằng 2 là hệ đào tạo dành cho những người có nhu cầu học thêm một văn bằng nữa sau khi đã có ít nhất một tấm bằng đại học, có nguyện vọng học tập và mở rộng cơ hội việc làm cho mình. Chương trình học văn bằng 2 sẽ giống hoàn toàn như những sinh viên học chính quy. Thông thường, mỗi trường đào tạo văn bằng 2 sẽ có những điều kiện đầu vào khác nhau, bạn nên theo dõi thường xuyên để cập nhật đầy đủ những thông tin. Nhiều người thắc mắc có nên học văn bằng 2 hay không? Bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn.

Mở rộng cơ hội việc làm

Nếu bạn nhận thấy công việc hiện tại của mình không có tiềm năng phát triển trong tương lai, bạn có thể lựa chọn và theo đuổi một ngành nghề khác khi học văn bằng 2. Văn bằng này không chỉ giúp bạn nâng cao được kiến thức của mình mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Khi chọn học văn bằng 2, bạn nên chọn ngành nghề có tiềm năng nghề nghiệp và có sự phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, văn bằng 2 còn giúp bạn kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân.

Một số ngành mà được nhiều người lựa chọn học văn bằng 2 là: kinh tế, công nghệ thông tin, tiếng Anh…vì cơ hội nghề nghiệp cao và có rất nhiều uy tín đào tạo.

Theo đuổi đam mê

Thực tế, có rất nhiều bạn sinh viên chọn học văn bằng 2 vì lý do theo đuổi đam mê của mình. Đa số ngành nghề hiện tại họ đang học hoặc đang làm là do định hướng của gia đình và cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc đó. Trong quá trình học tập, bạn nhận thấy được ngành nghề mà mình yêu thích và đam mê, văn bằng 2 sẽ giúp bạn theo đuổi ước mơ thật sự của mình.

Mở rộng nhiều mối quan hệ

Khi học tập ở một môi trường mới, bạn sẽ có cho mình rất nhiều những mối quan hệ mới trong cuộc sống. Đặc biệt, khi tham gia lớp học văn bằng 2, bạn sẽ có cơ hội gặp được nhiều người làm ở những lĩnh vực khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn có thể học hỏi, giao lưu và tạo cho bản thân những mối quan hệ mới.

Đa số lớp học văn bằng 2 sẽ có rất nhiều người đã ra trường đi làm và có những kinh nghiệm riêng trong nghề nghiệp của mình. Đây là cơ hội tốt, cho bạn chủ động làm quan và tạo mối quan hệ với họ. Biết đâu họ sẽ là những người giúp bạn có được công việc tốt trong tương lai.

Bổ trợ cho công việc hiện tại

Trong một số công việc, đòi hỏi bạn phải học văn bằng 2 để bổ trợ cho nghề nghiệp hiện tại của mình. Thông thường, bạn có thể tự học hoặc được công ty cử đi học và vận dụng những kiến thức đó để làm việc cho doanh nghiệp. Dựa vào năng lực của bạn, công ty nhận thấy được năng lực và sự gắn bó lâu dài của bạn thì sẽ cử bạn đi học văn bằng 2 hoặc chứng chỉ để bổ trợ cho công việc của mình.

Thời gian học tập linh động

Hiện nay, có hai hình thức đào tạo văn bằng 2 là hệ chính quy và hệ không chính quy. Đối với hệ chính quy thì bạn sẽ học liên tục tại trường theo thời khóa biểu được sắp xếp. Bên cạnh đó, hình thức học không chính quy sẽ được vừa học vừa làm, học từ xa và học theo hướng dẫn. Vì thế, thời gian học văn bằng 2 rất linh động cho người đi làm, bạn có thể vừa làm vừa học và học vào cuối tuần hoặc buổi tối.

Thông thường, khi học văn bằng 1, bạn phải mất từ 4 – 6 năm để hoàn thành và nhận được bằng tốt nghiệp. Đối với văn bằng 2 bạn chỉ cần học trong vòng 2 – 3 năm, vì một số những môn học sẽ được lược bỏ vì bạn đã học ở văn bằng đầu tiên. Vì thế, học văn bằng 2 thích hợp cho nhiều đối tượng từ sinh viên đến những người đi làm.

Hiện nay, khi cơ hội nghề nghiệp ngày càng cạnh tranh, nếu muốn phát triển và có chỗ đứng trong thị trường thị bạn phải liên tục trau dồi kiến thức và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho mình. Văn bằng 2 có thể xem là một “chiếc vé thông hành” giúp bạn tìm được một công việc tốt trong tương lai khi nghề nghiệp hiện tại không đáp ứng được những gì bạn muốn.

Resume là gì? Có giống với CV không?

Bên cạnh cv xin việc là resume cũng được sử dụng khá phổ biến đối với những ai xin việc ở các công ty nước ngoài. Nhưng ở các công ty Việt Nam tên gọi resume vẫn còn xạ lạ với nhiều người. Để biết rõ hơn giữa cv và resume có gì khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu resume là gì qua bài viết sau nhé!

Phân biệt giữa resume và cv

Resume có nguồn gốc từ tiếng Pháp được dịch nghĩa trong tiếng Anh là summary. Resume được hiểu là bảng tóm lược về trình độ chuyên môn, học vấn và các kỹ năng của ứng viên để nhà tuyển dụng xem xét mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Vẫn có nhiều người nghĩ rằng resume và cv giống nhau cùng là loại hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt.

Cv xin việc thường có khuôn mẫu nhất định bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên các trang web. Cv liệt kê đầy đủ các thông tin bao gồm: chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, các thành tích đạt được, các kỹ năng, sở thích… Do phải trình bày tường tận các sự kiện của cá nhân mà cv có độ dài từ 2-3 trang, đó là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp. Nhưng đối với những người có trình độ cao hơn hoặc kinh nghiệm làm việc nhiều thì độ dài của cv là không xác định.

Trong khi đó, resume lại tập trung vào phần chuyên môn và các thành thích nổi bật mà bạn cho rằng có liên quan đến công việc hiện tại. Resume được trình bày ngắn gọn vào phần trọng tâm nên độ dài thường 1-2 trang. Bạn có thể thêm bớt tùy ý các nội dung sao cho phù hợp với công việc phỏng vấn mà không cần phải trình bày hết tất cả thông tin. Khi sử dụng resume cần kèm theo đơn xin việc còn cv thì lại không cần thiết.

Nội dung resume gồm những gì?

– Thông tin cá nhân: Họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, mail, quốc tịch…

– Trình độ học vấn: Thời gian học tập từ cấp 3 đến nay, chuyên ngành được đào tạo, nơi đào tạo và các văn bằng được cấp. Bên cạnh đó, là các khóa học đã tham gia để bổ trợ cho ngành học hoặc có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Ngoài ra, trình bày những thành tích nổi bật đã đạt được có thể là nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi, các hoạt động xã hội và giấy chứng nhận các kỹ năng mềm…

– Các kỹ năng: Trình bày các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Chúng ta có thể tìm hiểu công việc đòi hỏi những kỹ năng gì trước khi tham gia phỏng vấn. Đặc biệt, là các kỹ năng liên quan đến vi tính, kỹ năng mềm hoặc khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề… Nêu một vài dẫn chứng cụ thể công việc bạn đã làm để có được những kỹ năng đó.

– Kinh nghiệm làm việc: Đây là phần cực kỳ quan trọng nên bạn hãy trình bày thật chi tiết các thông tin về thời gian làm việc, tại nơi nào, vị trí công việc. Những dự án cũng như kết quả đạt được khi đảm nhận công việc được giao.

– Tham gia các hoạt động cộng đồng: Tên tổ chức, hoạt động, thời gian tham gia, và kết quả đạt được. Những đóng góp của bản thân trong phong trào qua đó giúp bạn rèn luyện và học hỏi được những gì.

– Bằng cấp và thành tựu cá nhân: Các văn bằng và chứng chỉ học tập tại các khóa đào tạo nghề, thời gian và cơ sở đào tạo. Tên khóa học và nội dung, tổ chức đào tạo. Các thành tích và giải thưởng, học bổng nếu có.

– Sở thích: Nêu ngắn gọn một vài sở thích đặc biệt giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn. Qua đó, đánh giá mức độ phù hợp của bạn với môi trường công ty.

Một số lưu ý khi viết resume

Về hình thức: Chú ý front chữ canh lề và cách hàng( 1-1,5 cm) để có resume đẹp mắt. Những thông tin quan trọng, nổi bật có thể tô đậm và in nghiêng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xem. Sử dụng loại giấy có màu sáng dễ nhìn cho hài hòa với chữ viết.

Về nội dung: Trình bày ngắn gọn các nội dung cần thiết và đảm bảo các thông tin quan trọng nằm ở trang đầu tiên. Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và không viết tắt, dùng từ địa phương hay sai lỗi chính tả. Đặc biệt, nên lưu ý trình bày nổi bật các phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trước vì đa số các nhà tuyển dụng hay chú ý đến điều này. Sau đó, chúng ta hãy nêu các thành tích và giải thưởng.

Ngoài ra, các thông tin ngoài lề như tình trạng hôn nhân, sức khỏe, tôn giáo, dân tộc… có thể nêu sơ lược trong resume. Đây là phần không bắt buộc nhưng nếu chúng ta trình bày sẽ tăng sự thú vị hơn để nhà tuyển dụng hiểu bạn đến từ đâu và có những đặc điểm riêng biệt gì.

Bài viết trên đã giúp chúng ta phân biệt được resume là gì và bật mí cách viết resume gây ấn tượng. Bạn có thể áp dụng cách viết này khi xin việc ở các công ty đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài luôn coi trọng năng lực cá nhân. Do đó, hãy tạo điểm sáng cho resume của mình thêm hấp dẫn.

Điểm mạnh của bản thân là gì? Trả lời câu hỏi này như thế nào trong phỏng vấn?

Thông thường, điểm mạnh của bản thân là gì? Là câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng rất thích hỏi ứng viên của mình. Họ muốn biết những điểm mạnh của bạn có phù hợp với vị trí công việc hiện tại và sự phát triển lâu dài của công ty trong tương lai hay không. Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất và “ghi điểm” trong mắt người phỏng vấn, bạn đừng bỏ qua những lưu ý bên dưới bài viết này nhé.

Nêu ra điểm mạnh liên quan đến công việc

Khi hỏi câu này, nhà phỏng vấn rất muốn nghe bạn tự đánh giá về điểm mạnh của bản thân như thế nào. Thông thường, bạn nên nêu ra những ưu điểm của mình liên quan đến vị trí công việc hiện tại. Chẳng hạn, bạn phỏng vấn vào vị trí sale thì bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh của bạn ở khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng. Như thế, họ sẽ nhận thấy được bạn sẽ rất phù hợp với vị trí công việc này.

Trong trường hợp, bạn nêu ra quá nhiều điểm mạnh nhưng lại không liên quan đến công việc hiện tại, tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ không muốn nghe và có thể cắt ngang lời bạn nói. Như thế, sẽ rất mất thời gian của cả hai và họ cũng không đánh giá cao về bạn.

Đưa ra những điểm mạnh cụ thể

Người tuyển dụng mong muốn nghe những điểm mạnh cụ thể ở bạn, thay vì là những câu trả lời chung chung. Đơn cử, nếu bạn có thế mạnh về những kỹ năng xã hội, thì hãy trình bày cho người phỏng vấn biết bạn chi tiết đó là kỹ năng gì, ví dụ: giao tiếp, nói chuyện trước đám đông, xây dựng mối quan hệ… Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra một vài ví dụ dẫn chứng cụ thể về điểm mạnh của mình để nhà tuyển dụng tin tưởng và hiểu rõ hơn về con người của bạn.

Nên lưu ý lựa chọn những điểm mạnh và trình bày một cách khác biệt. Bởi vì có rất nhiều những ứng viên khác có cùng điểm mạnh đó, điều quan trọng là bạn phải biết tạo sự khác biệt và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Không quá tự cao về bản thân

Một điều mà có lẽ cũng nhiều bạn mắc phải trong lúc phỏng vấn, đó là nói quá nhiều về ưu điểm của bản thân. Hay có thể nói cách khác là bạn quá phô trương về bản thân mình. Bạn cho rằng bản thân mình rất hoàn hảo và không có bất kỳ những khuyết điểm gì. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không thích tuyển những ứng viên như thế, họ không cần một người hoàn hảo mà họ cần một người có thể nhận thấy được ưu điểm để phát huy và điểm yếu để khắc phục.

Chính vì thế, hãy nói đúng về những ưu điểm của bản thân, đừng nên tự cao mà hãy trình bày chính xác và đầy đủ những gì mình có. Hãy chọn những điểm mạnh thật sự ấn tượng để trình bày và thu hút nhà tuyển dụng và có thể gây ấn tượng bản thân trước đám đông.

Không nên nêu ra điểm mạnh và đó cũng là điểm yếu

Trong cuộc sống, đôi khi bạn có những điểm mạnh và đó cũng là những điểm yếu của bạn. Ví dụ, bạn là một nhân viên rất khắt khe với bản thân và với đồng nghiệp, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ là bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đây đồng thời cũng là điểm yếu, vì bạn đề cao sự hoàn hảo và quá quan tâm đến từng chi tiết thì đôi khi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn hoặc giải quyết một vấn đề nào đó. Chính vì thế, bạn không nên trình bày những điểm mạnh này của mình vì đây cũng là điểm yếu mà bạn cần phải khắc phục.

Trả lời tương ứng với điểm mạnh trong CV

Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, nhà tuyển dụng cũng đã xem qua hồ sơ CV của bạn và hiểu được phần nào về ưu và nhược điểm của ứng viên. Chính vì thế, khi được hỏi về điểm mạnh, bạn phải trình bày những ưu điểm như trong CV bạn đã đề cập đến. Tránh đưa ra những điểm mạnh mâu thuẫn với những gì trong CV bạn đã trình bày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở rộng và trình bày cụ thể hơn về ưu điểm của mình nhưng phải phù hợp với những thứ trong CV mà nhà tuyển dụng đã đọc qua trước đó.

Mục tiêu cuối cùng của bạn là có một buổi phỏng vấn thành công và có được một vị trí công việc tốt nhất. Vì thế, chuẩn bị câu trả lời trước khi phỏng vấn là một điều cần thiết. Với những thông tin bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách trả lời tốt câu hỏi điểm mạnh của mình và “ăn điểm” tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.